Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Thông tư số 30 về quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 14-2.
Đối với phương thức thi tuyển vào lớp 10 THPT, thông tư quy định chung việc thực hiện ba môn thi, bài thi, gồm toán, ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương lựa chọn.
Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá ba năm liên tiếp.
Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Vì sao không chọn thi môn thứ ba quá 3 năm liên tiếp?Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 10-1, ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản.
Vì vậy, trách nhiệm của các nhà trường khi dạy học cho học sinh ở cấp THCS là làm sao cho học sinh được học một cách toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông cơ bản làm nền tảng cho các em học tiếp các bậc cao hơn và định hướng nghề nghiệp tốt.
"Nếu chúng ta quy định môn thi vào lớp 10 thứ ba cố định thì muốn hay không học sinh từ khi bắt đầu vào lớp 6 đã phải rất chăm chú, tập trung cho môn sẽ thi, ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập các môn học khác. Dẫn tới học sinh học không được toàn diện, gây thiệt thòi cho học sinh trong việc tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của bản thân để học lên các bậc học cao hơn cũng như tham gia vào thị trường lao động sau này.
Chẳng hạn, free jili games nếu quy định ba môn toán, Z25 jili withdrawal ngữ văn và tiếng Anh, SG777 Download App học sinh sẽ chỉ tập trung vào ba môn thi này, Fb888 login không dành thời gian cho các môn học khác về lịch sử,golden joker jili địa lý, tự nhiên, dẫn tới học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức tự nhiên, xã hội để học lên các cấp học trên.
Điều này sẽ rất thiệt thòi cho học sinh, bởi học sinh muốn sử dụng tốt ngoại ngữ (nghe, nói, đọc, viết) nhất định phải sử dụng kiến thức tự nhiên, xã hội trong nghe, nói, đọc, viết bằng ngoại ngữ", ông Thành lý giải.
Theo ông, việc quy định môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ 1 nhưng không muộn hơn ngày 31-3 hằng năm nhằm cân đối cho các em học sinh tập trung hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình, nhưng vẫn có đủ thời gian để ôn luyện, chuẩn bị cả về kiến thức, tâm lý cho các môn dự thi, đảm bảo cân đối, công bằng giữa tất cả các địa phương trên cả nước để học sinh học tập và ôn thi.
Tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS không được cộng lấy điểm khuyến khích xét tuyển THPTThông tư mới quy định đối tượng được cộng điểm khuyến khích là học sinh THCS đoạt giải cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức trên quy mô toàn tỉnh.
Theo ông Thành, thực tế để học sinh tham gia các cuộc thi quốc gia, tỉnh sẽ tổ chức các cuộc thi cấp tỉnh để lựa chọn học sinh thi quốc gia. Và nếu các em có giải ở các tỉnh thì sẽ được cộng điểm khuyến khích.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ ràng "Điểm khuyến khích được cộng vào tổng điểm xét tuyển, tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi, bài thi. Trong đó, giải nhất được cộng 1,5 điểm; giải nhì được cộng 1 điểm; giải ba được cộng 0,5 điểm. Đây là quy định thống nhất trên toàn quốc để đảm bảo sự công bằng giữa các địa phương".
Những năm trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo không cho phép cộng điểm khuyến khích với học sinh đoạt giải tỉnh, thành phố.
"Cần lưu ý, thi học sinh giỏi các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia không có đối tượng là học sinh THCS. Vì thế, quy định về điểm khuyến khích này sẽ không bao gồm học sinh được giải thi học sinh giỏi các môn văn hóa trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện không có quy định về thi học sinh giỏi cấp THCS, cũng không có quy định về trường chuyên ở cấp THCS. Hơn nữa, mục tiêu giai đoạn giáo dục cơ bản là giáo dục toàn diện.
Các địa phương nếu có tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS để khuyến khích những học sinh có năng khiếu thì cũng không được lấy điểm khuyến khích vào điểm xét tuyển THPT, đảm bảo công bằng cho tất cả các em học sinh", ông Thành nói.