Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi mít tinh tại Washington tối 19/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tuyên bố này của “ông chủ Nhà Trắng” đồng nghĩa với việc Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận mang tính lịch sử mà chính quyền dưới thời Tổng thống Joe Biden đã đàm phán với gần 140 quốc gia năm 2021.
Trong bản ghi nhớ được ký chỉ vài giờ sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị các "biện pháp bảo vệ" trước những quy định thuế ở nước ngoài được cho là có thể gây bất lợi cho các công ty Mỹ. Bản ghi nhớ cảnh báo rằng các công ty Mỹ có thể phải đối mặt với các quy định thuế quốc tế mang tính trả đũa, nếu Mỹ không tuân thủ các mục tiêu thuế của các quốc gia khác.
Ông Trump tuyên bố: “Bản ghi nhớ này tái khẳng định chủ quyền quốc gia và khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước chúng ta bằng cách làm rõ rằng Thỏa thuận Thuế toàn cầu không có giá trị hay hiệu lực tại Mỹ”.
Thỏa thuận thuế toàn cầu, đạt được vào tháng 10/2021 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, đặt mục tiêu áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ chưa thông qua các biện pháp cần thiết phù hợp với thỏa thuận này.
Hiện tại, mức thuế tối thiểu toàn cầu của Mỹ là khoảng 10%, được thiết lập theo gói cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Những bên đã áp dụng mức thuế 15% như Liên minh châu Âu (EU),789club win Anh và một số nước khác có thể thu thêm phần chênh lệch thuế từ các công ty Mỹ nộp mức thấp hơn 15%. Ông Trump phản đối việc thu thêm này.
Một phần khác của Thỏa thuận thuế toàn cầu là đàm phán "Trụ cột 1" (Pillar 1) về việc chia sẻ quyền thu thuế từ các công ty đa quốc gia lớn ở những nơi có bán sản phẩm của các công ty này. Các cuộc đàm phán về trụ cột này đã bị đình trệ từ lâu. Do không có sự tham gia của Mỹ nên nhiều nước như Italy, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ quay lại áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số nhằm vào các tập đoàn công nghệ Mỹ như Meta, Apple và Amazon.
Theo giới quan sát, việc rút khỏi thỏa thuận thuế toàn cầu đánh dấu bước lùi lớn trong nỗ lực hợp tác quốc tế về các vấn đề thuế doanh nghiệp. Động thái này không chỉ làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia đồng minh mà còn tạo ra nguy cơ cho các công ty Mỹ trong việc sẽ phải đối mặt với các quy định thuế không đồng nhất trên toàn cầu. Mặc dù vậy, ông Trump và các cố vấn của ông vẫn cho rằng quyết định trên sẽ bảo vệ nền kinh tế Mỹ tốt hơn, đồng thời củng cố vị thế của Mỹ như một trung tâm đầu tư cạnh tranh và độc lập trước sức ép quốc tế.