Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và ông Donald Trump, khi đương chức Tổng thống Mỹ, tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 28/6/2019. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngay trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại cương vị Tổng thống Mỹ, Nga đã thể hiện thái độ tích cực và sẵn sàng đối thoại với chính quyền mới ở Washington D.C, đặc biệt là về vấn đề Ukraine. Điều này được thể hiện qua phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Nga ngày 20/1.
"Chúng tôi hoan nghênh thái độ của tân Tổng thống Mỹ và chúc mừng ông ấy nhậm chức", ông Putin nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến các tuyên bố của ông Trump và nhóm cố vấn của ông về việc khôi phục liên lạc trực tiếp với Nga, vốn đã bị gián đoạn dưới thời chính quyền tiền nhiệm.
Điểm đáng chú ý trong quan điểm của Nga là việc sẵn sàng đối thoại về cuộc xung đột ở Ukraine. Theo Tổng thôgns Putin, ưu tiên hàng đầu là "loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng". Phát biểu này dường như đồng điệu với cam kết của ông Trump trong chiến dịch tranh cử về việc sẽ giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức.
Về triển vọng gặp gỡ cấp cao, ông Trump đã bày tỏ ý định gặp Tổng thống Putin "rất nhanh" sau khi nhậm chức. Tuy nhiên,789club vip theo Điện Kremlin, các chi tiết cụ thể về thời gian và địa điểm của cuộc gặp tiềm năng này vẫn chưa được xác định. Dự kiến hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc điện đàm trước khi tiến hành gặp trực tiếp.
Dư luận Nga cũng thể hiện kỳ vọng tích cực về sự trở lại của ông Trump. Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu dư luận công chúng Nga (VCIOM) được thực hiện vào ngày 15/1 với 1.600 người tham gia, 35% người được hỏi dự đoán mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ được cải thiện dưới thời chính quyền mới, tăng nhẹ so với mức 33% sau cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái. Chỉ có 7% lo ngại mối quan hệ có thể xấu đi, trong khi 45% không kỳ vọng có thay đổi đáng kể.
So sánh với các đời tổng thống Mỹ trước đây, ông Trump được người Nga đánh giá là triển vọng tích cực hơn trong việc cải thiện quan hệ song phương. Cụ thể, chỉ có 25% người Nga lạc quan về khả năng cải thiện quan hệ dưới thời Barack Obama (2012) và con số này giảm xuống 12% dưới thời Joe Biden (2021).
Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị Nga Alexey Makarkin nhận định rằng kỳ vọng của người Nga lần này khác với giai đoạn 2016-2017. "Không có sự phấn khích như trước đây, nhưng hy vọng mang tính chất khác - không phải là 'khởi động lại' mà là tiến triển trong việc đạt được thỏa thuận về Ukraine", ông Makarkin giải thích. Chuyên gia này cũng lưu ý rằng mặc dù có niềm tin Tổng thống Trump có thể đưa ra những nhượng bộ hoặc tìm kiếm giải pháp thỏa hiệp, nhưng các nhà chức trách Nga đang tiếp cận tình hình một cách thận trọng hơn.
Trước đó Nga khẳng định chưa từng "từ chối đối thoại" với Mỹ và luôn sẵn sàng làm việc với bất kỳ chính quyền nào của Mỹ, miễn là đối thoại được xây dựng trên "cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".