Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) tại cuộc gặp ở Hà Nội, Việt Nam năm 2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông đồng thời bày tỏ rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ "vui mừng" khi thấy ông trở lại Nhà Trắng.
Phát biểu tại Phòng Bầu dục trong một cuộc họp báo, Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ đã lần đầu tiên đề cập công khai đến Bình Nhưỡng ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tại phòng mái vòm (Rotunda), Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington D.C.
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: "Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đe dọa lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân".
Ông Trump nói thêm: “Chúng tôi đã có quan hệ tốt. Tôi nghĩ ông ấy sẽ vui khi thấy tôi trở lại (Nhà Trắng)".
Nhận xét của Tổng thống Trump được đưa ra giữa bối cảnh có nhiều kỳ vọng rằng ông có thể tìm cách khôi phục ngoại giao trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, khi ông nhiều lần tự hào về mối quan hệ cá nhân với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong chiến dịch tranh cử.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có ba cuộc gặp trực tiếp với ông Kim, bao gồm hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, một cuộc gặp tại Việt Năm năm 2019 và một lần tại Khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ý của Tổng thống Trump khi gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân", một thuật ngữ mà các quan chức Mỹ thường tránh sử dụng, vì nó có thể bị hiểu là Washington thừa nhận chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm suy yếu nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tuần trước,789club apk trong phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện, ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cũng đã gọi Triều Tiên là một "cường quốc hạt nhân".
Thuật ngữ "cường quốc hạt nhân" khác với các quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Nga.
Sự không chắc chắn vẫn bao trùm triển vọng khôi phục đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng có thể không còn quá mặn mà với việc tái khởi động đối thoại với Washington. Điều này, theo các nhà phân tích, phần lớn đến từ việc Triều Tiên hiện dựa vào Nga để nhận nhiên liệu, đảm bảo an ninh và các hỗ trợ khác.
Mặc dù ông Trump từng đạt được những bước tiến ngoại giao với Triều Tiên, nhưng tình hình hiện tại cho thấy con đường để tái thiết lập quan hệ Mỹ-Triều sẽ còn nhiều thách thức phía trước.