Nông dân thành phố Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân (ảnh tư liệu).
Như vậy, có trên 200.000 ha lúa bảo đảm an toàn dịch hại; còn 1,2 triệu ha lúa đang trong các giai đoạn chịu ảnh hưởng của sâu bệnh, đòi hỏi nông dân phải quan tâm.Theo ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chủ yếu vào giai đoạn lúa trổ đều đến chín chiếm khoảng trên 64.000 ha. Đây là giai đoạn rất dễ bị ảnh hưởng năng suất khi bị các đối tượng sâu bệnh tấn công và gây hại với mật số cao nếu không được quan tâm chăm sóc và phòng trị kịp thời.Để vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025 thắng lợi, ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam lưu ý nông dân, trong thời gian tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nông dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi thường xuyên để kịp thời có giải pháp phòng, trị bệnh cho các trà lúa.Theo ông Đỗ Văn Vấn, trong vụ Đông Xuân nền nhiệt thấp và hiện đang có sương mù ban đêm, nắng nóng ban ngày nên bệnh đạo ôn lá chắc chắn xảy ra. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện giai đoạn lúa đẻ nhánh từ 25 - 30 ngày. Hiện, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600.000 ha lúa đang ở giai đoạn này. Do đó, bà con nông dân cần lưu ý đặc biệt những trà lúa sạ dày, thừa phân đạm có nguy cơ bị đạo ôn.Ngoài bệnh đạo ôn, ông Đỗ Văn Vấn cũng khuyến cáo nông dân theo dõi bệnh rầy phấn trắng. Đây là đối tượng xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây. Những con rầy phấn trắng bay như bụi phấn thì không cần quan tâm vì khả năng gây hại không nhiều nhưng rầy phấn trắng gây hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng, nằm dính liền trên lá. Nông dân thường xuyên thăm đồng và quan tâm những con rầy phần trắng xuất hiện nằm cố định trên lá."Lật dưới lá lên sẽ thấy mật số cao, nhưng mật số rầy phấn trắng trên 10.000 con mới có khả năng khiến lúa bị đỏ lá. Theo ghi nhận thời điểm này, rầy phấn trắng chưa gây hại nhiều", ông Đỗ Văn Vấn thông tin.Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cũng khuyến nghị, nông dân và ngành bảo vệ thực vật các địa phương đặc biệt quan tâm đến rầy nâu. Ngành bảo vệ thực vật dự báo ngày 20 - 28/1,789club apk rầy nâu sẽ di trú, sau đó đẻ trứng, khoảng 7 ngày sau (dự báo khoảng 28/12 - mồng 5/1 âm lịch) rầy sẽ nở. Đây là khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán. Rầy nâu có khả năng gây hại bộc phát giai đoạn lúa trổ. Nông dân cần tích cực thăm đồng, nếu mật số rầy nâu cao, nông dân nên tham khảo cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật địa phương để có giải pháp quản lý phù hợp.Đông Xuân là vụ chính, thuận lợi về thời tiết, đất đai có thời gian nghỉ trước khi nông dân xuống giống nên thuận lợi để vụ mùa bội thu. Đến thời điểm này vụ Đông Xuân 2024 - 2025 chỉ mới được 1/3 thời gian. Để vụ Đông Xuân thắng lợi đòi hỏi nông dân phải chăm sóc, theo dõi kĩ trà lúa; lưu ý điều kiện thời tiết cực đoan, mưa trái mùa.Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, năm nay, sẽ có hạn mặn và cuối mùa khô có thể thiếu nước ở một số tỉnh ven biển. Để hạn chế việc thiếu nước ngọt cho toàn vùng, ông Đỗ Văn Vấn lưu ý, trong khâu canh tác, nông dân tưới nước hợp lý trên ruộng lúa, bơm vừa đủ nước cho vườn cây ăn trái. Tưới tiết kiệm nước giảm lượng phát thải carbon và giảm chi phí, tiết kiệm chi phí sản xuất.Để bảo vệ được 1,2 triệu ha lúa Đông Xuân còn trên đồng, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khuyến nghị nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật mà ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật và khuyến nông đưa ra; đặc biệt, chú trọng sử dụng hợp lý vật tư nông nghiệp; giảm hợp lý phân bón, thuốc trừ sâu."Tuyệt đối không phun ngừa khi sâu bệnh chưa xuất hiện. Theo các chuyên gia, phun sâu khi xuất hiện sẽ khiến cho nguy cơ bộc phát và tái phát dịch hại ngay sau đó. Vì vậy, chỉ phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện", ông Đỗ Văn Vấn nhấn mạnh.