Dự án cải tạo rạch Xóm Củi được cấp vốn thực hiện từ cuối năm 2022, đến nay dự án đã có mặt bằng sạch để thi công - Ảnh: THẢO LÊ
TP.HCM có khoảng 21.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Trong đó quận 8 chiếm khoảng 60%. Địa phương này từng diễn ra nhiều cuộc đại di dời nhà trên và ven kênh rạch với sự đồng thuận rất cao trong dân.
Mưa dầm thấm lâuThời gian qua, quận 8 đã vận động di dời thành công nhà trên và ven rạch Xóm Củi. Ban đầu, dự án được xác định có nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng bởi chính sách bồi thường, tái định cư có sự giao thời giữa Luật Đất đai cũ và mới.
Nói về quá trình hơn một năm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vận động người dân di dời, bà Trần Thị Bảo Hồng, chủ tịch Hội Người cao tuổi phường 5, cho rằng đây là quá trình rất bền bỉ. Khi đó chính quyền địa phương nhiều lần họp dân để minh bạch các chính sách nhưng ban đầu người dân không đồng thuận.
Chính sách bồi thường của dự án thực hiện theo Luật Đất đai 2013 nên khá thấp. Không chỉ vậy, nhiều nhà trong dự án là lấn chiếm, không có giấy tờ nên không thuộc diện được đền bù. Người dân thì mong muốn nhiều quyền lợi vì họ cho rằng mình gắn bó hàng chục năm ở rạch Xóm Củi.
Cả hệ thống chính trị quận 8 đã vào cuộc. Ở các phường, các đoàn thể chính trị - xã hội được huy động cùng cán bộ địa phương chia thành các tổ vận động đến từng nhà dân.
Những người am hiểu chính sách được giao nhiệm vụ tư vấn pháp lý đất đai và chính sách đền bù, hỗ trợ. Những người khác thì khảo sát, ghi nhận khó khăn trong đời sống người dân. Cứ sau giờ làm các tổ vận động lại đến nhà dân. Cuộc vận động diễn ra cả năm trời. "Có người vừa thấy mặt mình là họ đóng cửa, không muốn gặp hoặc nói lại rất nặng lời", bà Hồng kể lại.
Tuy nhiên, người tham gia tổ vận động đều có thời gian dài gắn kết, thấu hiểu được những khó khăn của người dân.
Bên cạnh việc tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương, chính sách, các tổ vận động đã ghi nhận những mong muốn của người dân. Họ chính là sợi dây kết nối giữa chính quyền và người dân, họ công khai, minh bạch chính sách đến người dân và kịp thời đề đạt nguyện vọng của người dân đến các cấp chính quyền.
Nhờ những đồng hành, chia sẻ này mà "mưa dầm thì thấm đất", các hộ dân dần "mở cửa", cùng các tổ vận động viết những lá đơn xin hỗ trợ thêm.
Dù không phải người sinh ra ở đây nhưng gia đình tôi được mọi người chăm lo rất kỹ. Có chính sách hỗ trợ gì đều dành suất cho tôi, nhờ vậy mà ba mẹ con mới có thể sống đến hôm nay.Bà NGUYỄN THỊ THANH THÚY (người sống ven rạch Xóm Củi)Những chính sách "vượt rào"Có hơn 270 nhà dân bị ảnh hưởng nhưng 1/3 là nhà không có giấy tờ hợp pháp. Đời sống đa số người dân nơi đây đều khó khăn, khó có điều kiện tìm được nơi ở mới nếu không được hỗ trợ. Một trong những hộ dân khó khăn mà bà Hồng gặp khi đi vận động là gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (60 tuổi). 30 năm trước, bà Thúy cùng hai đứa con lang thang đến rạch Xóm Củi dựng nhà sống tạm.
Con lớn của bà dù đã trưởng thành nhưng mắc bệnh tâm thần, con nhỏ thì đi làm thuê với mức lương chỉ vài triệu đồng. Hằng ngày,golden joker jili bà Thúy chỉ bơi ghe trên kênh nhặt ve chai, free jili games ai hỗ trợ đồng nào hay đồng đó.
Năm 2022, Z25 jili withdrawal chính quyền địa phương thông báo di dời những căn nhà trên kênh, SG777 Download App ba mẹ con bà Thúy lại đối diện với nguy cơ lang thang. "Trường hợp bà Thúy không thuộc diện được đền bù, Fb888 login chỉ được hỗ trợ về kiến trúc hơn 100 triệu đồng. Bà Thúy lại không có quê quán, trẻ mồ côi lang thang từ nhỏ, nếu giải tỏa căn nhà thì không biết đi về đâu", bà Hồng chia sẻ.
TIN LIÊN QUANTP.HCM: phát hơn 46.000 phiếu điều tra, xây đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh rạchTP.HCM sẽ bồi thường nhà trên và ven kênh rạch theo giá thị trườngĐề xuất siêu đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven kênh rạch TP.HCMThương cho hoàn cảnh khó khăn, bà Hồng cùng các thành viên trong tổ vận động đề nghị bà Thúy viết đơn xin hỗ trợ nhà tái định cư. Lá đơn này sau đó được chuyển đến các cấp chính quyền quận 8. Khi đó quận đã cho rà soát các trường hợp nhà dân không thuộc diện được đền bù để khảo sát đời sống.
Nhận thấy nhiều hộ dân phải đối diện với nguy cơ không nhà khi phải di dời, UBND quận 8 đã mạnh dạn đề xuất UBND TP.HCM chính sách hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân này.
Chính sách sau đó được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương, gia đình bà Thúy cùng 13 hộ dân khó khăn khác được tái định cư.
Khi hay thông tin mình có suất nhà tái định cư, bà Thúy mừng lắm. Chia sẻ với chúng tôi, bà Thúy cho biết cuộc đời mình là trẻ mồ côi, may mắn lớn nhất là được "nương tựa" vào địa phương trong chính sách chỗ ở sau giải tỏa.
"Có đợt khó khăn quá, tôi đi vay nóng 10 triệu đồng, mỗi ngày phải trả lãi 1 triệu đồng. Chị Hồng biết được, liền đưa 10 triệu để tôi trả nợ. Bây giờ, từ không có gì trong tay tôi lại có suất tái định cư, tôi biết ơn vô cùng", bà Thúy nói và cho biết quận 8 không chỉ là nơi ở mà còn là nơi bà mang ơn.
Những chính sách nhân văn này tạo tác động, gia đình bà Thúy cùng nhiều hộ dân sau đó đã tiên phong di dời ra khỏi rạch Xóm Củi.
Từ rạch Xóm Củi đến bờ Bắc kênh ĐôiĐầu năm 2025, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8 đã bắt đầu chi trả bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cải tạo bờ Bắc kênh Đôi. Dự án này có quy mô hơn 5,85ha, giải tỏa hơn 1.600 căn nhà, trong đó có hơn 1.000 căn bị giải tỏa trắng. Đến nay, các phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư đã được triển khai, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Chính sách đặc thù hướng đến người dânChủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 8 Trần Thanh Hà hỗ trợ xe máy cho người dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi dự án - Ảnh: NVCC
Chia sẻ về những trường hợp được cấp suất tái định cư, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 8 Trần Thanh Hà cho biết đây đều là những người dân có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không thuộc diện được đền bù theo quy định, không có nơi ở mới. Không thể dồn người dân vào thế bí khi chủ trương của Đảng và Nhà nước là đảm bảo cuộc sống người dân bằng hoặc tốt hơn chỗ cũ khi di dời.
Theo bà Hà, nhà trên và ven kênh rạch tại quận 8 có nhiều yếu tố đặc thù nên cần có những chính sách đặc thù. Khi triển khai dự án, nhận thấy những khó khăn, Quận ủy - UBND quận 8 đã đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 8 tổ chức hội nghị phản biện dự thảo các chính sách hỗ trợ ngoài quy định. Và 14 hộ dân không thuộc trường hợp được đền bù được thuê mua căn hộ tái định cư.
Nhiều hộ dân thấy được quan tâm và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, họ đã đồng thuận di dời trước. Những hộ này được khen thưởng từ 10-15 triệu đồng, tạo sự lan tỏa đến các hộ dân khác.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận 8 cũng vận dụng tối đa các nguồn quỹ để hỗ trợ khó khăn đột xuất cho các hộ khó khăn. Họ được hỗ trợ tiền mặt, phương tiện sinh kế như xe máy, xe hủ tiếu và được chăm lo Tết.
"Những phần hỗ trợ ít nhiều đã bù đắp, động viên người dân, giúp họ kiếm sống. Nhờ những chính sách này, người dân thấy được quan tâm, họ đồng thuận rất cao. Và quận 8 là địa phương về đích sớm nhất trong công tác giải phóng mặt bằng dự án rạch Xóm Củi", bà Hà nói.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 8 cho rằng vấn đề cốt yếu là các giải pháp phải thực sự hướng đến người dân, không phải vận động để người dân di dời ra khỏi dự án là xong.
Việc vận động di dời nhà ở trên rạch Xóm Củi tạo kinh nghiệm cho quận 8 thực hiện các dự án cải tạo kênh rạch tiếp theo. Các chính sách đặc thù từ rạch Xóm Củi được đề xuất áp dụng cho dự án bờ Bắc kênh Đôi.
Thuận lợi của dự án bờ Bắc kênh Đôi là chính sách đền bù áp dụng theo Luật Đất đai mới, cùng với các chính sách đặc thù mà quận đưa ra nên đơn giá bồi thường cao hơn, thuận lợi hơn. Qua quá trình tiếp xúc vận động, đa số người dân đều phấn khởi với giá đền bù và chính sách tái định cư của dự án.