Đồng chí Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức “Giải Búa liềm vàng” lần thứ 9 - năm 2024. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Theo ông Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban tổ chức Giải Búa liềm vàng, các tác phẩm tham dự giải lần này, ở các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tiếp tục phong phú về chủ đề, thể loại và có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, với nhiều thể loại và hình thức mới hấp dẫn hơn.Phản ánh yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mớiTính đến thời điểm kết thúc nhận bài tham dự Giải Búa liềm vàng, Cơ quan Thường trực Giải đã nhận được 2.544 tác phẩm, tăng gần 15% so với năm 2023. Trong đó có 789 tác phẩm báo in, 725 tác phẩm báo điện tử, 576 tác phẩm truyền hình, 329 tác phẩm phát thanh và 125 tác phẩm ảnh báo chí.Ông Phan Thăng An cho biết, nét mới trong nội dung các tác phẩm báo chí tham dự Giải Búa liềm vàng năm 2024 là đã phản ánh sinh động, kịp thời những sự kiện, sinh hoạt chính trị của Đảng và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, về tình hình, kết quả đổi mới sáng tạo và quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; phương hướng và sự tích cực, chủ động chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng…Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới, nhiều cơ quan báo chí đã định hướng cho phóng viên tập trung sáng tác tác phẩm báo chí xung quanh vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức. Tác phẩm báo chí “Giữ gìn sự liêm chính của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” của nhóm phóng viên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam được chia làm 5 bài. Theo phóng viên Thu Hà, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, để có loạt bài này, nhóm phóng viên đã đầu tư rất công phu, tỉ mỉ; phỏng vấn một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong cả nước để có cái nhìn đa chiều. Loạt bài có những phân tích rất sâu sắc… Đó là Quy định số 144-QĐ/TW thực sự là cẩm nang trong xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên. Sự ra đời của Quy định số 144-QĐ/TW là sự tiếp nối quyết tâm của Đảng trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta thật sự vững mạnh, là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Quy định cũng chính là xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn; là ý Đảng đã hợp với lòng dân…
Đặc biệt, sau khi đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có một số bài viết thể hiện tư tưởng chỉ đạo và tầm tư duy chiến lược để Đảng lãnh đạo đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc… đã khơi gợi nhiều vấn đề, chủ đề cho những người viết báo suy nghĩ, sáng tạo thêm nhiều tác phẩm phản ánh khát vọng phát triển, tầm nhìn, khí thế mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng…
Nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam đã chọn đề tài thực hiện tác phẩm “Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới” xuất phát từ phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó nhấn mạnh: “Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn… Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới… Thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước”.Theo phóng viên Lê Tuyết (Đài Tiếng nói Việt Nam): "Khi thực hiện tác phẩm phát thanh này, chúng tôi xác định cần phải trả lời được câu hỏi nguyên do đâu mà chúng ta phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế? Những tư duy cũ đã trói buộc sự phát triển như thế nào? Và để tạo được bước đột phá về thể chế, phải mạnh dạn, quyết liệt xóa bỏ những thứ đã lỗi thời, cũ kỹ, lạc hậu,789club vip cản trở tư duy phát triển. Nội hàm của việc đổi mới, hoàn thiện thể chế là như thế nào? Đột phá về thể chế ở nước ta cần bắt đầu từ đâu, phá đi những lô cốt pháp lý nào đang trói buộc sự phát triển? Để cắt nghĩa những vấn đề này, chúng tôi đã mời đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và Tiến sĩ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đồng hành cùng chương trình. Các khách mời đã có góc nhìn khái quát về những kết quả của những lần đổi mới của đất nước ta, từ đó đưa ra những tư duy mới, những gợi mở, trong đó có nội dung về thể chế kinh tế để đưa đất nước ta vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh".Những chiến sĩ trên mặt trận truyền thôngBão số 3 (Yagi) xảy ra vào tháng 9/2024 với cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua đã gây ra nhiều mất mát, đau thương cho các địa phương phía Bắc; trong đó có tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Giang… Trong thiên tai nguy cấp, cùng với các lực lượng chức năng, các phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam đã lăn xả, không ngại khó, ngại khổ, dấn thân vào tâm bão, những điểm nóng ngập lụt, sạt lở đất để truyền tải thông tin bão lũ đến bạn đọc.Mặc dù trên đường đi tác nghiệp gặp nhiều nguy hiểm, nhưng nhóm phóng viên TTXVN thường trú tại Yên Bái, Lào Cai vẫn quyết tâm dấn thân để tiếp cận hiện trường. Trong đó, những thước phim, hình ảnh ban đầu về những thiệt hại nặng nề tại Làng Nủ (Lào Cai) và các địa phương khác được truyền tải một cách sớm nhất, kịp thời nhất đến độc giả.Tại Phú Thọ - nơi xảy ra vụ sập cầu Phong Châu khiến 13 người chết và mất tích, ngay khi tiếp nhận thông tin, nhóm phóng viên TTXVN tại Phú Thọ đã không quản ngại mưa gió tiếp cận hiện trường sớm nhất có thể. Trong khi đó, trên tuyến Quốc lộ 34, đoạn qua tỉnh Hà Giang đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng vùi lấp ô tô khách 16 chỗ, khiến 11 người chết và 4 người bị thương. Phóng viên Cơ quan thường trú TTXVN tại Hà Giang nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Với địa hình vực sâu, núi cao, nam phóng viên đã đu dây, men theo triền dốc để đến hiện trường ghi lại những hình ảnh về công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn…“Nỗ lực hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai do cơn bão số 3 gây ra” là tác phẩm tổng hợp, có sự chung tay của phóng viên bốn Cơ quan Thường trú TTXVN tại Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Giang. Tác phẩm là một bức tranh toàn cảnh phản ánh sự tàn khốc của cơn bão số 3 để lại tại các tỉnh phía Bắc. Qua tác phẩm, hình ảnh những chiến sỹ công an, bộ đội, dân quân tự vệ luôn đi đầu trong công tác cứu trợ, cứu hộ. Họ lăn xả suốt ngày đêm, oằn mình trong nước sâu, bùn đất để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho dân. Hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" và chiến sĩ công an vì nhân dân phục vụ đã khiến hàng triệu người xúc động.Được biết, bên cạnh việc trao các hạng mục giải, theo Ban tổ chức, Giải Búa liềm vàng lần thứ IX còn có các đề cử, đề xuất về các sản phẩm truyền thông sáng tạo. Đó là các Trang thông tin đặc biệt; Chuyên mục chính luận, đa loại hình, đa phương tiện; Trang báo chí dữ liệu tập hợp các tác phẩm báo chí đa phương tiện như: Emagazine, video clip, ebook, infographics, podcast, chuyên trang sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như: Trí tuệ nhân tạo (AI); Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR); Đồ họa chuyển động (Motion Graphics) và Video; Podcast và Công nghệ âm thanh…Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024 sẽ diễn ra tối nay (20/1) tại Nhà hát Hồ Gươm, Thủ đô Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), cũng như tạo động lực mới, khí thế mới chào mừng các sự kiện trọng đại của Đảng và dân tộc trong năm 2025; động viên, cổ vũ để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội các cấp để cùng tạo khí thế chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.