Người dân TPHCM mặc áo khoác, đeo khẩu trang khi ra đường trong những ngày tiết trời se lạnh - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Một thai phụ tại TP.HCM gần đây đã phải mổ bắt con sớm do biến chứng suy hô hấp nặng từ cúm, cần phải thở máy và sử dụng ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể hay tim phổi nhân tạo).
Tương tự, một người bệnh nam 54 tuổi có tiền căn tăng huyết áp, sau hơn một tuần mắc cúm không thuyên giảm đã phát triển biến chứng viêm phổi nặng, cũng cần phải thở máy và sử dụng ECMO.
"Tại Việt Nam, vi rút cúm lưu hành quanh năm nhưng gia tăng khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm thấp như tại TP.HCM những ngày gần đây. Hệ hô hấp dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút xâm nhập và phát triển" - TS Lê Thị Thu Hương, trưởng khoa nội hô hấp Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM, cho hay.
Để phòng ngừa cúm, tiêm vắc xin cúm mỗi năm một lần. Bên cạnh đó, cần tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục đều đặn, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, tránh tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang nơi đông người.TS THANH HƯƠNGNói to cũng có khả năng lây lan bệnh!Còn PGS Đỗ Văn Dũng - giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói to sẽ tạo ra các hạt nhỏ, các hạt khí dung có thể mang mầm bệnh đến người lành và lây cho người lành.
Thời tiết lạnh có liên quan đến tăng khả năng lây lan cúm do 2 cơ chế chính. Cụ thể, vào mùa lạnh người dân ở xứ lạnh có thói quen ở trong phòng kín, trong nhà nhiều hơn do đó làm tăng khả năng lây lan cúm giữa người với người. Ngoài ra, không khí lạnh làm các giọt nhỏ và hạt khí dung bị bay hơi chậm hơn nên tồn tại lâu hơn khiến khả năng lây lan cúm và các bệnh hô hấp có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên các cơ chế làm tăng lây lan không thể hiện rõ đối với thời tiết mát mẻ ở các nước vùng nhiệt đới nên khả năng gây dịch cúm ở các xứ vùng nhiệt đới cũng ít hơn.
TS Thu Hương thông tin các triệu chứng cúm tương tự nhiễm vi rút hô hấp khác nhưng mức độ nặng hơn, bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đôi khi nôn hay tiêu chảy. Các triệu chứng thường kéo dài từ 5-7 ngày, có thể lâu hơn tùy theo tình trạng của người bệnh.
Theo PGS Dũng,golden joker jili đặc điểm khiến cúm khác với các bệnh nhiễm siêu vi hô hấp khác là cúm thường có khởi phát đột ngột và đau cơ nhưng khi trong mùa cúm thì có thể nghi ngờ cúm khi có ho và sốt. Thường thì sốt chỉ kéo dài trong 3-4 ngày, free jili games bệnh cúm sẽ diễn tiến tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài trong 2 tuần.
Nhưng ở những người có tình trạng miễn dịch không hoàn hảo như người già, Z25 jili withdrawal trẻ em, SG777 Download App phụ nữ mang thai và ở người có bệnh nền, Fb888 login cúm có thể diễn tiến nặng và có biến chứng, khi đó diễn tiến cúm sẽ kéo dài hơn.
Ở những nơi thời tiết lạnh, cần chú ý phòng bệnh đường hô hấp - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Mắc cúm nặng phải chạy ECMOTheo PGS Dũng, bệnh nhân cúm, cũng như bệnh nhân của các bệnh lý nhiễm trùng khác, cần đến cơ sở y tế để khám, đánh giá nhu cầu nhập viện khi có dấu hiệu diễn tiến nặng như sốt cao, khó thở, thở nhanh, huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, chán ăn và không thể ăn uống dẫn đến đi tiểu rất ít, thay đổi tri giác.
Những người già hay bệnh nhân có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, bệnh tim, đái tháo đường... cũng thường có biến chứng xảy ra cơn kịch phát của bệnh nền khi bị cúm nên cũng cần được khám khi mắc cúm để được nhập viện kịp thời nếu cần.
Tương tự, TS Thu Hương cho hay mặc dù đa số người bệnh có thể tự điều trị tại nhà với các thuốc điều trị triệu chứng, nhưng đối với nhóm nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền mạn tính (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...)
Cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm cơ tim, làm nặng thêm các bệnh mạn tính sẵn có…
Gần đây có các ca mắc cúm nặng biến chứng suy hô hấp phải chạy ECMO. TS Thu Hương nhấn mạnh ở những trường hợp cúm nặng nhập viện, người bệnh dễ bị bội nhiễm vi khuẩn như phế cầu hoặc tụ cầu, làm tình trạng bệnh thêm phức tạp.
Còn PGS Dũng lưu ý cúm có thể gây diễn tiến nặng do khởi phát cơn kịch phát của bệnh nền ở những người đã mắc các bệnh mạn tính. Ngoài ra, ở một số người sức đề kháng kém do lớn tuổi hoặc do bị suy giảm miễn dịch, cúm có thể gây viêm phổi do vi rút cúm hay viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh nhân bị suy hô hấp dẫn đến diễn tiến nặng. Ngoài ra, cúm có thể gây các biến chứng hiếm gặp khác như viêm não, viêm cơ tim...
Cúm mùa hoành hành ở Hàn Quốc có nguy hiểm?Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hàn Quốc cho biết dịch cúm đang lan rộng tại nước này trong bối cảnh nhiệt độ giảm mạnh và các loại vi rút cúm như A/H1N1, A/H3N2 gia tăng.
Cúm A/H1N1 và A/H3N2 là hai loại vi rút cúm mùa thường gặp ở người. Chúng thuộc nhóm vi rút cúm A, một trong những loại vi rút cúm nguy hiểm nhất. Cúm A/H1N1 được gọi là "cúm heo" vì ban đầu được cho là có nguồn gốc từ heo. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó cho thấy vi rút này có khả năng tái tổ hợp gene từ nhiều loài vật chủ khác nhau. Tên gọi nhầm lẫn này khiến ngành chăn nuôi heo lao đao một thời. Thực sự cúm này có nhiều nguồn lây khác nhau như chim, chó, ngựa, chồn và từ người sang người.
Cúm A/H1N1 lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Vi rút có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, đôi khi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi.
Cúm A/H3N2 là vi rút được tiến hóa từ H2N2 bằng cách thay đổi kháng nguyên. Có nhiều động vật là vật chủ kể cả con người. Cúm A/H3N2 cũng lây lan qua đường hô hấp tương tự như cúm A/H1N1. Các triệu chứng của cúm A/H3N2 thường nghiêm trọng hơn so với cúm A/H1N1, đặc biệt ở người già, trẻ em và những người có bệnh mạn tính.
Cả cúm A/H1N1 và A/H3N2 đều có khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học, văn phòng hoặc các sự kiện lớn. Đặc biệt vào mùa lạnh vi rút cúm rất thích nghi với điều kiện lạnh và khô. Khi thời tiết chuyển lạnh, vi rút sẽ có những lợi thế nhất định để sinh sôi và phát triển.
Có nhiều lý do như: ở nhiệt độ thấp, lớp vỏ protein bao bọc vi rút trở nên bền vững hơn, giúp vi rút tồn tại lâu hơn trong không khí và trên các bề mặt. Điều này tăng khả năng lây nhiễm khi người khác hít phải hoặc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm vi rút; không khí lạnh và khô làm tổn thương niêm mạc mũi, khiến hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể suy yếu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút xâm nhập và gây bệnh; nhiệt độ thấp cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Các tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn, khiến cơ thể dễ bị nhiễm…
Khi bị nhiễm cúm A, đa số người khỏe mạnh thường có các triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Nhưng đối với nhóm nguy cơ cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Nhóm nguy cơ bao gồm những người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, phổi, đái tháo đường.
Phòng ngừa cúm hiệu quả nhất là chích ngừa. Cúm mùa có thể thay đổi từ năm này sang năm khác do khả năng đột biến của vi rút, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm là rất quan trọng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Ngoài chích ngừa, bà con mình chú ý mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh tiếp xúc với chỗ đông người, giữ khoảng cách với người bệnh. Ra ngoài phải giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
BS Nguyễn Thành Úc