Vị Trí:789 club > 789club vip >


Tập trung các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Cập Nhật:2025-01-22 17:02    Lượt Xem:147


Trả lời phỏng vấn báo Tin tức, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong năm 2024 vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp quyết liệt để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đến nay đã cơ bản tháo gỡ được các nút thắt, đặc biệt là về thể chế thông qua việc trình Quốc hội ban hành nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư công, ngân sách Nhà nước, quản lý sử dụng đất, đấu thầu, quản lý về hợp tác công tư...

Năm 2025, Quốc hội đã quyết nghị kế hoạch đầu tư công với số vốn 790.727 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2024 khoảng hơn 120.000 tỷ đồng. Để đầu tư công tiếp tục phát huy tốt vai trò là động lực tạo đột phá trong tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cần triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm.

Chú thích ảnh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành, địa phương cần phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án theo kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Đồng thời, cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong toàn thể hệ thống chính trị. Phát huy hiệu quả của các Tổ công tác của Chính phủ, tiếp tục thực hiện cơ chế Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương định kỳ để kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tạo sự chủ động cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, năm 2025 là năm bản lề chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030, do đó, cần tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, nhất là các dự án quan trọng, mang tính chiến lược,789club vip xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước, như: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam, các dự án đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các cảng biển trung chuyển quốc tế (Nam Đồ Sơn – Hải Phòng, Liên Chiểu – Đà Nẵng, Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, Trần Đề - Sóc Trăng)...

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, lường trước đầy đủ các vấn đề có thể phát sinh để làm tốt công tác chuẩn bị, tạo tiền đề để khi triển khai thực hiện dự án được nhanh chóng, không phải điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo hiệu quả đầu tư và sớm hoàn thành các công trình hạ tầng trọng điểm.

Chú thích ảnh

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Phú Yên. Ảnh TTXVN.

Năm 2025 cũng là năm “về đích” của các dự án hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021 – 2025 như dự án Cao tốc Bắc Nam phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành... vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo chủ đầu tư có phương án bảo đảm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát…) đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án, đặc biệt là các dự án giao thông quan trọng quốc gia, có tính liên vùng.

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo phân công cần hướng dẫn các bộ, địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, sỏi, cát biển cho dự án đầu tư công bảo đảm nhanh, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi bám sát diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu chủ yếu phục vụ dự án đầu tư công, đề xuất các giải pháp để bảo đảm cung cầu hàng hóa, giá cả vật liệu xây dựng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong bối cảnh phương thức sản xuất của nền kinh tế đang thay đổi, xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự án nói riêng, quản lý Nhà nước nói chung là xu hướng tất yếu. Do đó, cần nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư công; sử dụng hệ thống dữ liệu tập trung để đảm bảo tính minh bạch, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả trong quản lý nguồn vốn đầu tư.



    Tin Tức

    Tin Liên Quan