Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng - Ảnh: GIA HÂN
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có trả lời kiến nghị của cử tri TP Hà Nội gửi đến trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Quốc phục chưa nhận được sự đồng thuậnCử tri Hà Nội đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới không chỉ là comple, áo sơ mi, cà vạt mà còn có áo dài truyền thống.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho hay ngày 31-7-2013, bộ đã ban hành quyết định 2641 về việc phê duyệt đề án lễ phục nhà nước.
Đồng thời triển khai tổ chức cuộc thi, đặt hàng thiết kế cũng như các hội thảo lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và xin ý kiến rộng rãi trên toàn quốc.
Trấn Thành nói ‘áo dài là Quốc phục Việt Nam’ gây tranh cãiĐỌC NGAYTuy nhiên, vấn đề quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều. Mặt khác, chưa có căn cứ pháp lý cho việc ban hành quy định về lễ phục nhà nước.
Vì vậy, đối với đề xuất của cử tri TP Hà Nội quy định về lễ phục quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ghi nhận và sẽ tiếp tục nghiên cứu.
Cùng với đó, báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện căn cứ pháp lý cho việc ban hành các quyết định liên quan đến trang phục, lễ phục nói riêng, biểu tượng văn hóa quốc gia nói chung.
Đây không phải lần đầu vấn đề quốc phục của Việt Nam được đặt ra. Từ năm 1990, đề án quốc phục nhằm tìm ra bộ trang phục sử dụng phổ biến trong công chức nhà nước đã được khởi động.
Đến những năm 2013, 2014 đề án quốc phục chuyển thành đề án lễ phục nhà nước, song đến nay vẫn còn dở dang, chưa được thực hiện.
Nghệ sĩ Tuyết Thu duyên dáng trong tà áo dài
Sớm khởi động chọn quốc phụcTrong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội ngày 5-6-2024, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đã nghiên cứu nhận diện lễ phục, quốc phục là bộ áo quần có tính chất đặc trưng nhưng sau đó gặp vướng mắc về thẩm quyền công nhận, ký duyệt nên phải dừng lại.
Ông Hùng nhấn mạnh việc biết đại biểu rất trăn trở và muốn giữ bản sắc văn hóa.
"Nhân đây, chúng tôi tha thiết đề nghị Quốc hội bổ sung khoảng trống pháp lý này, có thể giao cho một địa phương hay một bộ quản lý nào đó đưa vào trong luật để Chính phủ, bộ, ngành được thẩm quyền công nhận", ông Hùng trả lời khi đó.
TIN LIÊN QUANCả thế giới đều biết áo dài là quốc phục Việt NamTuyển thiết kế quốc phục cho người đẹp Việt NamASEM lần 5: 40 nguyên thủ quốc gia sẽ mặc trang phục ViệtCòn tại phiên thảo luận ngày 1-11-2024 tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đã tiếp tục đề xuất chọn quốc phục, quốc hoa cho bộ nhận diện bản sắc Việt Nam.
Theo ông Cảnh, Việt Nam chưa có bộ nhận diện bản sắc văn hóa rõ nét. Pháp luật chưa quy định cơ quan có thẩm quyền nào được duyệt những bản sắc Việt Nam như quốc phục, quốc hoa.
Trước đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức đánh giá bình chọn quốc phục, quốc hoa nhưng cũng dừng lại giữa chừng vì không có cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Ông cho hay bộ nhận diện bản sắc Việt Nam ngoài những gì đã được pháp luật quy định thì còn có quốc phục, quốc hoa, quốc cầm, quốc vũ, quốc võ, quốc tửu, ẩm thực quốc gia.
Đây cũng là những yếu tố để tạo nên chuẩn mực cho một quốc yến của Việt Nam tại những sự kiện quốc gia, quốc tế lớn của Việt Nam.
Ông nói thêm thời gian gần đây giới trẻ đã quan tâm đến áo dài nam và đã mặc nhiều tại các sự kiện văn hóa, lễ, Tết và ngày cưới. Vì vậy ông cho rằng đây là thời điểm phù hợp để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khởi động lại việc chọn quốc phục.