Vị Trí:789 club > 789club win >


Nỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe

Cập Nhật:2025-01-21 16:18    Lượt Xem:108


789club win

Nỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 1.

Nhiều người bây giờ rất ngại ra đường vì sợ kẹt xe - Ảnh: AN VI

Không cần phải là cao điểm sáng hay giờ tan tầm, giữa trưa hoặc cả ngày chủ nhật, nhiều tuyến đường ở TP.HCM vẫn bị ùn ứ, hàng nghìn phương tiện chen chúc di chuyển nhích từng chút vào trung tâm thành phố.

Kiệt sức vượt "ma trận" kẹt xe

Buổi trưa, sau khi chở khách từ quận Bình Tân (TP.HCM) xuống tỉnh Long An, anh Bùi Văn Chí Kiên (44 tuổi, tài xế xe công nghệ, quận 6) mệt muốn đứt hơi, định kiếm quán cơm bụi ăn rồi quay về.

Gương mặt sạm đi vì nắng gió bụi đường, người tài xế 8 năm trong nghề chia sẻ: "Tôi đi từ 10h mà hơn 11h mới tới, tính ra gần gấp đôi thời gian so với trước. Tuyến này chỉ đi quốc lộ được thôi, mà đường đông, kẹt xe nhiều chỗ nên mệt rã rời, lại còn tốn thêm tiền xăng".

Nói về tình trạng đi lại mấy ngày này, anh than: "Ngày nào cũng kẹt. Mình chạy cực hơn hồi trước, công sức giờ phải bỏ ra gấp đôi. Một đơn chở khách phải thời gian gấp đôi, gấp ba. Khách phản ánh đặt xe lâu, tài xế lâu tới nhưng do kẹt đường, đi đèn đỏ dừng nhiều, rồi nhiều nơi không được quẹo phải".

Ở khu vực quận 6 và Bình Tân, anh thấy đường Hậu Giang, Minh Phụng, hương lộ 2… thường kẹt xe nhiều.

TIN LIÊN QUANNỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 2.Siêu thị, chợ đầu mối lo hàng Tết bị đứt hàng, giá tăng vì kẹt xeNỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 3.Về quê ăn Tết, chú ý 'điểm nóng' kẹt xeNỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 4.Kẹt xe, tài xế taxi ngại vào sân bay khiến khách mòn mỏi đợi

Đường Hậu Giang nhỏ, nhiều đèn đỏ, nhiều khi chờ 3-4 lượt đèn đỏ anh vẫn chưa qua được, chưa kể xe buýt và xe tải nhiều nên hay ùn ứ.

Khu hương lộ 2 có nhiều kho xưởng, xe container quẹo vô là các phương tiện khác phải đứng chờ, kẹt xe lại càng thêm kẹt.

Chở khách từ đường Kha Vạn Cân (TP Thủ Đức, TP.HCM) đến một quán cà phê trên quốc lộ 13, ông Phan Thanh Bình (52 tuổi, quận Gò Vấp), tài xế một hãng taxi, lắc đầu ngao ngán vì mất gấp đôi thời gian so với thường ngày và ông phải tốn thêm tiền xăng.

Với 7km khách đặt, ông loay hoay nhiều phút ở ngã ba đường Kha Vạn Cân giao Phạm Văn Đồng, rồi mất nhiều phút nữa ở đoạn qua Gigamall Thủ Đức vì đèn đỏ và vòng xoay đông đúc. Người tài xế choáng cảnh kẹt ngay dưới chân cầu Bình Lợi, đoạn rẽ từ Phạm Văn Đồng qua quốc lộ 13.

"Hồi nào tới giờ đâu có vụ này, với 7km chạy đúng tốc độ quy định vào khung giờ không kẹt xe như thế này tôi đạp khoảng 15 phút là tới. Mấy bữa nay phải nhân đôi thời gian lên, gần nửa tiếng đồng hồ, kẹt kinh khủng kẹt", ông Bình than thở.

Đậu trước căn nhà trên đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú), ông Trần Đình Viêm (69 tuổi, ngụ quận Tân Phú) hớt hải: "Nhanh giùm chú, con ơi. Chú còn đi đơn khác, chứ trưa kẹt xe quá nè".

Người shipper tóc bạc đứng trước cổng chờ khách, trên tay ông xách sẵn bịch bún bò, chia sẻ: "Nãy giờ tui dừng đèn đỏ ngay đoạn đường Cộng Hòa, cứ ùn ứ, phải tới lượt đèn xanh thứ ba thì tui mới vượt được, cô thông cảm nha".

Nỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 2.

Ông Viêm nhiều lần bị khách phản ánh đồ ăn nguội do đường kẹt xe - Ảnh: NGỌC SANG

Tôi già rồi, đành chậm mà chắc, chứ gấp gáp leo lề hay lỡ dính đèn đỏ, bị phạt gần cả tháng lương.Ông Trần Đình ViêmRa đường là sợ

Ngồi trên xe, giữa "ma trận" kẹt xe, tài xế taxi Phan Thanh Bình tặc lưỡi khi thấy làn kế bên thoáng nhưng "rén" không dám lách sang. Còn khi xe đến đèn tín hiệu, còn khoảng 3 giây nữa mới hết đèn xanh, ông vẫn không dám qua vì sợ vướng mấy giây đèn vàng cuối.

Ông nói: "Kỹ kỹ chút chứ Tết nhất tới nơi mà dính lỗi một phát thôi là gia đình tôi "đói meo" đó. Nếu đèn xanh trên 5 giây tôi mới qua. Mà thật ra dạo gần đây cũng không còn hiện tượng tài phía sau bóp kèn hối thúc qua đèn, ai cũng hiểu mà, đụng vô là mấy chục triệu".

Nói thêm về đèn tín hiệu giao thông, ông Bình than thở đây là nỗi ám ảnh lớn nhất với tài xế taxi như ông. Ông cho biết nhiều giao lộ đèn vẫn chưa tính bằng giây, mỗi lần qua là mỗi lần hồi hộp vì không biết có chuyển đỏ chưa.

Nỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 6.Đợi cả tiếng chưa bắt được Grab dù giá tăng cao, vì sao?ĐỌC NGAY

"Chưa kể vụ quẹo phải, nhiều tuyến vẫn còn ùn ứ nghiêm trọng vì xe máy không dám quẹo phải, taxi tụi tôi lại càng không dám.

Nhiều khi đường nhỏ, có chỗ quẹo tụi tôi cũng không dám nhích lên cho họ quẹo, tại lên là dính lỗi vượt đèn đỏ liền" - ông Bình chia sẻ thêm kẹt xe, chạy chậm nghĩa là phải tốn thêm tiền xăng, xót đứt ruột.

Giao hàng đã lâu năm, trước đây ông Viêm thường mất khoảng 20 phút là xong một đơn, giờ ông mất hơn 30 phút mỗi chuyến giao hàng như thế.

Chưa kể có những đoạn kẹt xe dài, ông Viêm phải nhích từng chút một, có đoạn kẹt cả tiếng đồng hồ, chân tay mỏi nhừ, sốt ruột vì tốn thêm xăng.

Ông cho biết làm nghề xe ôm công nghệ này nhiều khi bị áp lực từ cả hai phía. Đường đông kẹt xe, ông tới quán ăn lấy đồ ăn muộn thì bị quán trách chậm chạp, họ sợ khách đợi lâu sẽ đánh giá thấp.

Rồi ông lại bị khách hàng phàn nàn đồ ăn nguội hoặc trách ông giao lâu. Nhưng cũng có khách thấu hiểu vì đường đông, lại vào giờ cao điểm.

Còn shipper Huỳnh Ngọc Phượng (43 tuổi), vợ anh Kiên, chia sẻ dạo này giao hàng vất vả hơn, đường đông, nhiều chỗ không rành đường nên loay hoay giữa dòng xe cộ. Tầm tối, với đơn giao xa, chị sẽ không nhận vì sợ quay về quá trễ.

Vất vả là vậy, chị cho biết với mức phạt cao và cũng ngại mọi người kẹt xe tâm lý bực bội nên mình phải kiên nhẫn hơn. "Thôi mình nhường nhịn, ra đường mưu sinh mà", chị nói.

Nỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 3.

Tài xế taxi Phan Thanh Bình nói bây giờ cứ ra đường là sợ kẹt xe - Ảnh: AN VI

Thu nhập giảm vì kẹt xe

Mấy ngày qua, ông Bình lái xe ra đường từ rất sớm, theo lý giải của ông TP.HCM những ngày đầu năm 2025 kẹt xe sớm hơn bình thường.

Đặc biệt là ở các tuyến đường quận trung tâm như Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), Cộng Hòa (quận Tân Bình)… "Tầm 6h sáng mà chưa qua được đoạn đó là xác định sẽ lỡ rất nhiều khách. Thu nhập cũng vì thế mà bị giảm đáng kể", ông Bình nói thêm.

Nỗi khổ của bác tài thời ra đường là kẹt xe - Ảnh 8.Nhiều shipper dính phạt giao thông: Hàng hóa che khuất biển số, leo lềĐỌC NGAY

Chạy taxi ở TP.HCM ngót chục năm, ông Bình khoe mình biết rất nhiều hẻm và đường nhỏ thoát kẹt xe.

Song giờ ông vẫn đầu hàng vì lỡ dính kẹt xe thời buổi này chỉ có thể đi thẳng, không xoay trở gì được.

Còn với anh Kiên, mỗi ngày anh chạy khoảng 20 cuốc từ sáng sớm đến tối mịt. Anh còn nhận giao hàng, giao thức ăn.

Không như trước đây, dạo này anh ít nhận các đơn hàng cồng kềnh vì giá cước vẫn vậy nhưng tình hình giao thông khó khăn, sợ bị phạt.

Với đồ ăn, anh cố gắng giao nhanh nhất có thể. Anh nói có đơn giao xa, nếu về hướng trống trải vẫn đi được, lại có khi giao sát bên mà đường một chiều, kẹt xe thì từ 30 phút đến một tiếng mới tới.

Những người giao đồ ăn như ông Viêm rất sợ cảnh bị "boom" hàng, vì nhiều khi kẹt xe giao đồ ăn trễ, các bạn sinh viên bận đi học hoặc đi làm mà đợi quá lâu ông không tới kịp nên họ không lấy nữa. Những lúc như vậy vừa mất công, mất sức đi giao lại phải ăn luôn phần đồ ăn bị "boom" đó.

Ông đùa mà như mếu: "Có hôm tui bị boom, ăn gà rán thay cơm nguyên ngày luôn".

Có đoạn đường ông Viêm chủ động đi tắt để tránh kẹt xe. Dạo gần đây nhiều người cũng chung tâm lý chạy đường tắt cho bớt đông, thành ra đường nào cũng kẹt cứng ngắc.

Mỗi ngày, ông Viêm chạy ngoài đường từ 10 đến 12 tiếng. Thu nhập trung bình của ông trước đây một ngày khoảng 450.000 đồng, nhưng nay đường kẹt xe nhiều quá nên bị giảm xuống rõ rệt.

Thông cảm cho tài xế

Theo anh Chí Kiên, khách biết quy định mới nên nhiều người thông cảm, nhưng có người thì cằn nhằn.

"Họ hối chạy nhanh, tôi giải thích phải tuân thủ luật giao thông, rồi do kẹt đường… Thời gian chở khách đã lâu, thời gian đi đón khách lâu hơn nhiều. Khách cũng quạu, nhưng nếu họ hủy cuốc sẽ phải chờ tài xế cuốc sau, có khi lâu hơn chứ không nhanh hơn", anh bày tỏ.



    Tin Tức

    Tin Liên Quan