Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh tư liệu: TTXVN/phát
Xin Thứ trưởng cho biết định hướng quan hệ hai nước từ sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Trung Quốc được triển khai như thế nào trong năm nay, khi hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao?
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm vào tháng 8/2024 đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, nhất là việc Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước theo phương hướng “6 hơn”: tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác an ninh - quốc phòng chặt chẽ hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.
Các định hướng quan trọng trên đã được các cấp, các ngành, các địa phương hai nước triển khai nghiêm túc và mang lại những kết quả hết sức cụ thể, rõ nét. Trao đổi chiến lược, tiếp xúc cấp cao được tăng cường với hình thức đa dạng, tần suất cao chưa từng có (từ đầu năm 2024 đến nay, Lãnh đạo chủ chốt hai nước có tổng cộng hơn 20 cuộc gặp nhân các chuyến thăm, làm việc song phương và bên lề sự kiện đa phương), cơ chế trao đổi, hợp tác giữa hai bên ngày càng toàn diện, phong phú, thể hiện sự tin cậy cao.
Hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch tăng trưởng tích cực (thương mại 11 tháng đạt 185,6 tỷ USD, tăng 18,9%, một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, đơn cử kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt trên 3,5 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với năm ngoái; khách du lịch Trung Quốc hơn 3,3 triệu lượt, tăng 222%); số lượng học sinh Việt Nam tại Trung Quốc ở mức kỷ lục (hơn 23.500 người, tăng gấp đôi so với 5 năm trước). Hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân diễn ra sôi động.
Trong năm 2025, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên tiếp tục triển khai toàn diện nhận thức chung cấp cao, nâng cao hiệu quả giao lưu, Royal888 ph1 hợp tác trên các lĩnh vực, Jollibee 777 có thể khái quát là tập trung củng cố 3 nền tảng:
Nền tảng chính trị: tiếp tục thúc đẩy giao lưu, Chili beans tiếp xúc cấp cao và các cấp,slot online game phát huy hiệu quả các cơ chế giao lưu, JILI co hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các bộ, ngành, địa phương, nhất là các cơ quan trọng yếu như ngoại giao, quốc phòng, công an.
Nền tảng vật chất, tạo đột phá mới trong hợp tác kinh tế thương mại và các lĩnh vực hai bên cùng có lợi, dành ưu tiên cao cho việc triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối hai nước; thúc đẩy mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực tiềm năng mà Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu như khoa học công nghệ,777PNL slotbk8php đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng sạch...
Nền tảng xã hội: tăng cường giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, tổ chức tốt các hoạt động của Năm giao lưu nhân văn và kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước; đồng thời, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Trong cuộc điện đàm mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, điều này sẽ được triển khai ra sao và đóng vai trò quan trọng thế nào trong quan hệ hai nước?
Tình cảm hữu nghị, thân thiện, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước là cơ sở quan trọng cho sự phát triển bền vững của quan hệ chính trị và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng của giao lưu nhân dân, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã xác định “nền tảng xã hội vững chắc hơn” là một trong 6 trụ cột trong mục tiêu “6 hơn” trong quan hệ hai nước. Để hiện thực hóa nhận thức chung này, trong cuộc điện đàm vừa qua, hai đồng chí Tổng Bí thư đã khởi động Năm giao lưu nhân văn Việt Nam Trung Quốc 2025 nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi và cùng đề ra kế hoạch với những danh mục hoạt động cụ thể để triển khai Năm giao lưu nhân văn Việt Nam Trung Quốc.
Theo đó, một số hoạt động trọng tâm gồm: (i) tiếp tục thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước; (ii) Các cơ quan, ban Đảng ở Trung ương; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan thuộc Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam triển khai các hoạt động giao lưu, hợp tác hữu nghị với các đối tác Trung Quốc, tổ chức phong phú, đa dạng, thiết thực các hoạt động đối ngoại nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, mời các cựu cố vấn, chuyên gia Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam sang thăm Việt Nam để thể hiện sự tri ân, tổ chức gặp gỡ hữu nghị, triển lãm ảnh, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, cuộc thị tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ...; (iii) Các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới....; (iv) Hợp tác thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nước này đi du lịch nước kia, từ đó có hiểu biết trực quan, sinh động hơn về mỗi nước và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, các hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực của Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiểu biết giữa người dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, cùng nhau củng cố vững chắc hơn nữa nền tảng xã hội cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!