ThS Phạm Thanh Hà, phó trưởng phòng phụ trách phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, tư vấn cho thí sinh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Giải đáp thắc mắc của nhiều học sinh xứ Nghệ tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra ở tỉnh Nghệ An, ThS Phạm Thanh Hà - phó trưởng phòng phụ trách phòng quản lý đào tạo Trường đại học Ngoại thương - cho biết ngành quản trị kinh doanh nói riêng và ngành kinh tế nói chung đang được đào tạo rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.
Theo cô Hà, để các ngành học này vừa thu hút được thí sinh đam mê với ngành học, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đòi hỏi các trường đại học phải có sự điều chỉnh về nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập. Từ đó giúp sinh viên tiếp cận được sát với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.
"Trường chúng tôi đang đào tạo liên ngành. Sinh viên học quản trị kinh doanh có thể học thêm ngành công nghệ, luật, ngôn ngữ... Khi sinh viên ra trường có thể tiếp cận nhiều vị trí công việc khác nhau, có thêm nhiều kỹ năng về đổi mới sáng tạo, phân tích dữ liệu.
Đề thi tốt nghiệp THPT khó hơn, học thế nào để làm bài đạt điểm cao?ĐỌC NGAYThế giới đang thay đổi rất nhanh, rất nhiều vị trí công việc có thể bị tác động do công nghệ. Nhà trường cũng liên tục đổi mới chương trình đào tạo, cá nhân hóa để các bạn sinh viên có thể học tập,golden joker jili có nhiều kỹ năng hơn khi ra trường", free jili games cô Hà nói.
Tương tự, Z25 jili withdrawal PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, SG777 Download App phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Fb888 login cho biết các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn vẫn đang là một trong những lĩnh vực rất quan trọng, bởi đây là lĩnh vực nghiên cứu về con người, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, với xã hội...
Đặc biệt nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển của xã hội, có những luận cứ, luận điểm, luận chứng để tư vấn về mặt chính sách trong sự phát triển của cộng đồng.
Theo cô Hương, xã hội càng phát triển thì các lĩnh vực liên quan khoa học xã hội và nhân văn càng có nhiều sự quan tâm, đóng góp và nhiều thí sinh muốn theo học. Hiện nay bên cạnh ngành khoa học cơ bản như triết học, lịch sử, văn học... đã phát triển những ngành học có tính ứng dụng cao.
Ví dụ như tâm lý học, báo chí, quan hệ công chúng. Đặc biệt khoa học xã hội và nhân văn đang phát triển giáo dục có tính liên ngành như quản lý thông tin, quản trị khách sạn, quản trị nhân lực, quản trị văn phòng.
Theo cô Hương, cũng có những ngành đã đào tạo liên ngành, phối hợp với công nghệ như truyền thông đa phương tiện, ngôn ngữ...
"Các bạn học sinh hãy yên tâm rằng lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn rất phong phú, đa dạng và thiết thực. Ngành nghề nào cũng có những vị trí việc làm, khả năng thu nhập cao. Quan trọng nhất là các bạn phải nỗ lực, phát huy năng lực sở trường, thu nạp kiến thức tối đa, đa dạng kỹ năng", cô Hương chia sẻ.
TS Nguyễn Thị Cúc Phương, phó hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội, cho biết khi xét tuyển đại học hầu hết các trường đều đang ưu tiên cho các thí sinh có khả năng làm chủ một ngoại ngữ bất kỳ, đặc biệt là tiếng Anh.
Theo cô Phương, bên cạnh các trường chuyên ngữ, các trường đại học hiện nay đã quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh và yêu cầu ở mức 3/6 (theo khung quy định của Việt Nam). Vì vậy các bạn sinh viên phải duy trì được năng lực tiếng Anh không chỉ trong trường phổ thông mà phải tiếp tục trau dồi tại môi trường đại học.
Nữ có thể học ngành nào trong quân đội?Theo đại úy Lê Việt Hùng, trợ lý tuyển sinh phòng đào tạo Học viện Khoa học (Bộ Quốc phòng), hiện có bốn học viện, nhà trường trong quân đội tuyển thí sinh nữ là Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Khoa học quân sự.
Khối D01, thí sinh có thể xét tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Nga và quan hệ quốc tế của Học viện Khoa học quân sự. Tất cả các thí sinh đăng ký xét tuyển đào tạo sĩ quan cấp phân đội vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển. Và các trường chỉ tổ chức xét tuyển đối với thí sinh đã qua sơ tuyển và đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào 1 ngành, 1 trường trong quân đội...