Dừng đèn sớm, nguy cơ cản trở giao thông ở giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM - Ảnh: BÙI NHI
Tại buổi họp đánh giá tình hình giao thông ở TP.HCM chuẩn bị Tết, đại tá Nguyễn Đình Dương - phó giám đốc Công an thành phố - cho biết sau khi áp dụng nghị định 168, tình hình tai nạn giao thông ở thành phố giảm 24% so với cùng kỳ 2024, các vi phạm cũng giảm rất nhiều.
Sợ vượt đèn đỏ nên còn vài giây đèn xanh đã dừng xeTuy nhiên, một trong những lý do nhiều đường trung tâm thành phố gần đây ùn ứ là người dân quá e dè bị xử phạt. Điều này dẫn đến hiện tượng dù đèn xanh còn khoảng 5 giây nhưng nhiều người đã dừng lại. Từ đó kéo theo dòng xe chiếm dụng mặt đường lớn, làm xe phía sau bị dồn lại, nhất là giờ cao điểm.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ở một số giao lộ lớn, đèn xanh vẫn còn khoảng 5 giây nhưng dòng xe đã bắt đầu giảm tốc để dừng sớm trước vạch. Hầu hết người dân chia sẻ phải dừng sớm để tránh đối diện mức phạt nặng, bên cạnh đó cũng không lo bị "phạt nguội".
Đèn xanh còn 5 giây, nhiều người vẫn dừng xe vì sợ phạt, khiến xe cộ thêm dồn ứĐỌC NGAYTrao đổi xung quanh vấn đề này với Tuổi Trẻ Online, Fb888 login tiến sĩ,golden joker jili luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho hay ùn tắc giao thông do nhiều lý do, free jili games chứ không phải là do nghị định 168 về nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông.
Ông chỉ rõ những dịp cuối năm, Z25 jili withdrawal do nhu cầu đi lại tăng cao khi người dân mua sắm, SG777 Download App chúc Tết, giải quyết những công việc tồn đọng cuối năm thì việc ách tắc giao thông ở các thành phố lớn là chuyện xảy ra từ rất nhiều năm nay và khá phổ biến, không kể khung giờ nào.
Hiện nay việc ách tắc giao thông vẫn xảy ra là chuyện hết sức bình thường, không phải nguyên nhân từ nghị định 168.
Luật sư Cường nhấn mạnh theo quy định, người tham gia giao thông phải chấp hành đèn tín hiệu, tuân thủ biển báo giao thông, tuy nhiên nhiều tài xế xe máy thường vi phạm các lỗi này.
Họ thường không để ý, không nhận biết các biển tín hiệu, thậm chí không tuân thủ tín hiệu đèn ở các điểm giao cắt, bởi vậy những hành vi vi phạm xảy ra khá phổ biến.
Khi nghị định 168 có hiệu lực, mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn tín hiệu rất nghiêm khắc, có thể tới 6 triệu đồng đối với xe máy, 20 triệu đồng đối với xe ô tô nên nhiều người sợ phải nộp phạt mà dừng đột ngột trước cột đèn tín hiệu.
"Đây không phải là do nghị định, mà do kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông của tài xế", ông Cường nói.
Theo ông Cường, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đèn giao thông có ba màu đỏ, xanh, vàng.
Tín hiệu đèn màu xanh là được đi. Khi tín hiệu đèn màu vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp.
Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người lái xe được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác. Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Tuy nhiên thực tiễn nhiều người chỉ khi đèn đỏ mới dừng lại, đèn vàng vẫn cố tình vượt qua.
Vì vậy hành vi vi phạm quy định về đèn tín hiệu trong thực tế xảy ra khá phổ biến, khi có nghị định 168 về tăng mức xử phạt dẫn đến nhiều người sợ vượt đèn đỏ, nên khi còn vài giây đèn xanh họ đã dừng lại.
Luật sư Đặng Văn Cường - Ảnh: N.V.
Tránh gây cản trở giao thôngLuật sư Đặng Văn Cường cho rằng trường hợp người tham gia giao thông dừng xe khi đèn giao thông đang bật xanh là không tuân thủ pháp luật. Hành vi này có thể có dấu hiệu cản trở giao thông đường bộ, thậm chí có thể gây tai nạn nếu dừng xe lại đột ngột trong khi các phương tiện phía sau vẫn đang di chuyển .
"Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Khi đèn vàng bật sáng, người tham gia giao thông phải dừng trước vạch dừng và chỉ được đi tiếp trong một số trường hợp. Còn đèn đỏ phải dừng lại.
Do vậy, các trường hợp dừng xe khi đèn đang xanh là không tuân thủ luật giao thông và thiếu kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
Người tham gia giao thông nên tìm hiểu các quy định của pháp luật để tuân thủ, tránh gây cản trở giao thông và tai nạn có thể xảy ra", luật sư Cường nêu.
Ông nói thêm nếu sự sợ hãi bị xử phạt khiến người lái xe không tỉnh táo, không làm chủ được tốc độ thì nguy cơ vi phạm giao thông, gây tai nạn là rất cao.
Người lái xe phải hiểu biết pháp luật, có kiến thức và kỹ năng để cầm lái một cách an toàn nhất.