Vị Trí:789 club > 789club vip >


Các tuyến Quốc lộ qua địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh mang tên mới

Cập Nhật:2025-01-22 15:28    Lượt Xem:180


Chú thích ảnh

Các đại biểu thực hiện nghi thức đặt tên đường Hoàng Cầm, đoạn Quốc lộ 1K từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, Quốc lộ 1, đoạn từ nút giao thông Thủ Đức (ngã ba Trạm 2 cũ) đến nút giao thông An Sương được đặt tên là đường Đỗ Mười. Quốc lộ 1, đoạn từ nút giao thông An Sương đến vòng xoay An Lạc đặt tên là đường Lê Đức Anh. Quốc lộ 1, đoạn từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An đặt tên là đường Lê Khả Phiêu.

Quốc lộ 22, đoạn từ Quốc lộ 1 đến cầu An Hạ đặt tên đường Lê Quang Đạo. Quốc lộ 22, đoạn từ cầu An Hạ đến ranh tỉnh Tây Ninh đặt tên đường Phan Văn Khải. Quốc lộ 50, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An đặt tên là đường Văn Tiến Dũng. Quốc lộ 1K, đoạn từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương đặt tên là đường Hoàng Cầm.

Chú thích ảnh

Quốc lộ 1, đoạn qua Quận 12 được đặt tên "Đường Đỗ Mười".

Đồng chí Đỗ Mười (1917 - 2018) là Tổng Bí thư từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997. Đồng chí Lê Khả Phiêu (1931 - 2020) là Tổng Bí thư từ năm 1997 đến năm 2001.

Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019) là Chủ tịch nước từ năm 1992 đến năm 1997. Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999) là Chủ tịch Quốc hội từ năm 1987 đến năm 1994.

Chú thích ảnh

Các đại biểu thực hiện nghi thức đặt tên đường Văn Tiến Dũng cho Quốc lộ 50, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh giới tỉnh Long An.

Đồng chí Phan Văn Khải (1933 - 2018) là Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002) là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1980-1986, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013), Tư lệnh Quân đoàn 4 từ năm 1975 đến năm 1977.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy cho biết,789club apk việc đặt tên các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, trau dồi lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Việc này cũng góp phần phục vụ công tác quản lý đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nhận diện, tìm kiếm tên đường và địa chỉ. 

Theo bà Trần Thị Diệu Thúy, việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh hoạt của người dân. Lãnh đạo Thành phố mong được người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Các cơ quan nhà nước sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống.



    Tin Tức

    Tin Liên Quan