Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN (ảnh tư liệu).
Hội nghị WEF Davos năm nay diễn ra với chủ đề "Hợp tác vì kỷ nguyên thông minh". Đại sứ có thể chia sẻ rõ hơn về những nội dung chính và ý nghĩa của Hội nghị lần này?
Trước hết, cảm ơn bạn đã đến và trò chuyện với tôi về sự kiện thường niên sắp diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ. Đây rõ ràng là một sự kiện rất quan trọng để các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới cùng với các tổ chức xã hội dân sự họp mặt để thảo luận về tác động của xã hội thông minh.
Hiện nay, mỗi người trong chúng ta đều đang sử dụng ChatGPT và trí tuệ nhân tạo. Điều này có ý nghĩa gì đối với tăng trưởng kinh tế? Điều này có tác động gì đối với sự phát triển của công nghiệp hóa? Điều này có nghĩa ra sao đối với việc xây dựng nguồn nhân lực và năng lực của người lao động trong các nhà máy và doanh nghiệp? Điều này có ý nghĩa gì trong việc khôi phục niềm tin trong cộng đồng quốc tế?
Đây là một số chủ đề quan trọng sẽ được thảo luận tại Davos năm nay, và đó là lý do tại sao chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam tham gia tích cực vào sự kiện năm nay.Những năm gần đây, Lãnh đạo Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị thường niên của WEF. Năm nay, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu sẽ tham dự Hội nghị. Đại sứ có kỳ vọng gì về những đóng góp của Việt Nam tại hội nghị?Trong một thế giới đang đối mặt với nhiều căng thẳng và sự phân cực, việc các quốc gia như Việt Nam tham gia tích cực và cất lên tiếng nói của mình là vô cùng quan trọng. Điều này phù hợp với tầm nhìn của Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam, rằng Việt Nam cần đảm nhận vai trò mạnh mẽ hơn và nổi bật hơn ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Tất nhiên, Thụy Sĩ rất vui mừng khi Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp song phương với Tổng thống của chúng tôi, bà Karin Keller-Sutter để thảo luận về tăng cường quan hệ song phương và nâng tầm quan hệ đối tác giữa hai nước.
Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn lắng nghe những phân tích của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình toàn cầu và các giải pháp mà Việt Nam có thể đề xuất đối với những thách thức mà tôi đã đề cập trước đó.
Tôi được biết rằng đoàn Việt Nam đang chuẩn bị một số sự kiện bên lề rất quan trọng và thiết thực, như việc huy động tài chính cho FinTech, cũng như xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực cho ngành dược phẩm và nói chung là hướng tới đổi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và ngành công nghiệp dịch vụ tại Việt Nam cũng là những chủ đề rất quan trọng. Tôi cũng được biết rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có thể mời một số CEO cấp cao tham gia các buổi thảo luận trong khuôn khổ các sự kiện bên lề này, do Vina Capital và Sovico VietJet tổ chức.
Quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ đã phát triển tốt đẹp cả về chiều sâu và chiều rộng trên nhiều lĩnh vực. Đại sứ có đánh giá thế nào về quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Sĩ trong năm 2024 và kỳ vọng gì vào mối quan hệ này trong thời gian tới?Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sĩ là một mối quan hệ vững mạnh,789club win đầy tình hữu nghị. Khi đi ngoài đường, bạn sẽ không thấy nhiều biển hiệu lớn của các công ty Thụy Sĩ. Nhưng nếu vào các nhà máy ở Việt Nam, bạn sẽ thấy rất nhiều máy móc đến từ Thụy Sĩ. Chẳng hạn như robot sản xuất xe VinFast, hay là những máy xát gạo hãng Bülher, hay các nhà máy chế biến cà phê của Nestlé. Thực ra, có rất nhiều công nghệ Thụy Sĩ ở đây.
Khi đi thang máy lên văn phòng chúng tôi, bạn cũng đã sử dụng thang máy Schindler - đó chỉ là một trong những ví dụ về các công ty Thụy Sĩ. Chúng tôi còn có nhiều công ty trong lĩnh vực FinTech đã hoạt động tại đây, cung cấp dịch vụ hậu cần, dịch vụ Internet cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm châu Âu, cũng như hệ thống bưu chính. Chúng tôi có các công ty Thụy Sĩ đang phát triển phần mềm tại Việt Nam. Thực tế có rất nhiều điều thú vị đang diễn ra.
Cùng lúc đó, tôi cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do với tất cả các quốc gia láng giềng của Thụy Sĩ, đây rõ là một thách thức đối với chúng tôi. Do đó, Thụy Sĩ đặt ưu tiên rất cao trong việc hợp tác với Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã miễn thị thực cho công dân các quốc gia láng giềng của chúng tôi, nhưng công dân Thụy Sĩ lại chưa được hưởng ưu đãi này. Vì vậy, tôi cũng đang thảo luận với Chính phủ Việt Nam trên tinh thần hữu nghị và hợp tác về các vấn đề này.
Trân trọng cảm ơn Đại sứ!